Trang chủ » Tin tức

Tin tức

Các bộ phận chính của xe đạp điện

Xe đạp điện về cơ bản là bản nâng cấp của xe đạp truyền thống, được lắp thêm các bộ phận tích điện, điều khiển và có động cơ để chạy. Nhiều dòng xe hiện nay có thiết kế phức tạp hơn và tích hợp nhiều tính năng cho người sử dụng. Mặc dù vậy về cơ bản tất cả các dòng xe đạp điện hiện nay bao gồm các bộ phận chính như: bình điện, điều khiển tay ga, điều tốc và động cơ. Nắm được cơ chế kết hợp và hoạt động giữa những yếu tố này bạn cũng có thể tự tạo ra cho mình một chiếc xe đạp điện từ xe đạp thông thường.



Động cơ

Động cơ được đưa vào sử dụng trong xe đạp điện có hai loại đó là động cơ có chổi than và không chổi than. Giữa hai loại động cơ này thì có điểm gì khác biệt? Trước hết động cơ có chổi than là động cơ xuất hiện ở thời điểm ban đầu. Nó là động cơ phổ biến, chạy rất khỏe cùng thiết kế đơn giản. Nhiều dòng xe điện hiện nay vẫn được sử dụng động cơ này.


Tuy mang sức mạnh và đơn giản nhưng hiện nay loại động cơ có chổi than không được ưa chuộng và thường được thay bằng động cơ không chổi than. Sở dĩ như vậy vì nhược điểm tiêu tốn điện của loại động cơ này. Xe đạp điện vốn hạn chế về quãng đường và khả năng tích điện nay lại sử dụng loại động cơ tốn điện thì sẽ khiến dòng xe này có quãng đường đi rút ngắn đi. Đó còn chưa kể cứ vài tháng lại phải thay chổi than 1 lần vì chổi sẽ bị mòn khiến cho người dùng hoàn toàn không hài lòng. Điều này khiến các nhà sản xuất phải cải tiến và sử dụng loại động cơ không chổi than.



Động cơ không cổi than ở xe đạp điện


Động cơ không chổi than hiện nay được sử dụng nhiều. Nếu bạn thấy động cơ nằm ở bánh xe luôn thì đó là động cơ không có chổi than. Ưu điểm của loại động cơ này là hoạt động bền bỉ mà không cần phải tác động hay thay thế bất cứ thứ gì. Tuy vậy loại động cơ này cũng có giá cao hơn và có mạch điện phức tạp hơn. Trong động cơ không chổi than sẽ có 3 cuộn dây cùng 3 cảm biến hoạt động dựa trên nguyên tắc đấu điện 3 pha. Loại động cơ này chạy ít hao điện nhưng khi phải sữa chữa cũng phức tạp hơn 1 chút.


Điều khiển tay ga



Xe đạp điện điều khiển thông qua tay ga ở bên phải giống như xe máy. Nguyên lý làm việc của tay ga xe điện là dựa trên cảm biến từ 3 chân (gọi là Hall) kết hợp với 1 nam châm hình khuyên. Thiết kế hình khuyên này sẽ có tác dụng quét qua cảm biến khi vặn tay ga. Cảm biến sẽ đưa ra các mức điện áp tương ứng với góc văn ga để đưa tới bộ điều tốc. Bộ điều tốc đựa vào điện áp vào này để điều khiển dòng điện tới động cơ.


Bình điện



Bình điện là nơi lưu trữ điện trên xe đạp điện. Tất nhiên đây là một yếu tố không thể thiếu và ảnh hưởng tới sức mạnh và quãng đường mà xe có thể đi được. Bình điện có thể là ắc quy hoặc pin Lithium. Loại được sử dụng phổ biến hiện nay là ắc quy khô (Thường không sử dụng ắc quy nước). Điện áp sạc cho ắc quy tùy thuộc vào loại xe và bình. Thường thấy các điện áp vào là 24V, 36V, 48V.. với xe máy điện có thể lên tới 60V để cung cấp cho động cơ có công xuất lớn. Bình điện sẽ đi cùng một bộ sạc giúp sạc điện cho bình.


Bo mạch điều khiển



Bo mạch sẽ nhận tín hiệu từ điều khiển tay ga để đưa ra dòng điện thích hợp tới động cơ. Từ đó động cơ tăng giảm được tốc độ theo ý của người dùng. Ngoài ra bo mạch hiện nay được tích hợp thêm một số tính năng khác của xe như hiển thị các thông số trên xe về mức năng lượng, tốc độ. Các dòng xe có đèn đi ban đêm hay đèn xi nhan khi sang đường cũng được điều khiển từ bo mạch điều khiển thông qua các công tắc từ phía người dùng.


Việc kết hợp 4 yếu tố trên thông qua mạch điện được lắp như sau sẽ giúp cho xe đạp điện hoạt động được.


Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0902 221 418

 

Bàn luận

Câu hỏi & Bình luận.


Nhận thanh toán

Công Ty Cổ Phần Xe Điện Việt Thanh

Trụ Sở: Số 78-80 Ô Chợ Dừa - Phường Ô Chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội

Thời gian làm việc: Từ 8h00 đến 21h hàng ngày

Email: [email protected]

Kiểm tra thời hạn bảo hành

thống kê người truy câpĐã truy cập: 1.142.662

số người đang onlineĐang online: 1

098 444 3388